Bất kì một nghề nghiệp nào cũng khó tránh khỏi những sơ sót, vấn đề chỉ là nhiều hay ít mà thôi. Nhưng không ai có thể chấp nhận được những sai sót gây ra thiệt hại lớn cho con người, đặc biệt là thiệt hại về nhân mạng.
Bởi vậy, trong nghề nghiệp nào người ta cũng cố hết sức đặt ra những quy tắc an toàn lao động để loại bỏ hết tai nạn nghề nghiệp xuống hết mức có thể, và cố gắng để không phạm phải bất cứ một sai lầm nào dẫn đến chết người.
Một khi các ảo thuật gia đã xem ảo thuật là một nghề nghiệp để mưu sinh, thì vấn đề tai nạn ảo thuật cũng là một trong những điều quan trọng được xem xét hàng đầu suốt các buổi biểu diễn. Để đảm bảo cho những show diễn hoàn toàn thành công tốt đẹp.
ảnh minh họa
Vấn đề tai nạn ảo thuật được chia thành nhiều loại khác nhau, như: tai nạn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của khán giả, ảo thuật gia và những người phụ tá biểu diễn; tai nạn làm ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của ảo thuật gia… mỗi loại tai nạn lại chia theo cấp độ từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ thiệt hại mà nó gây ra.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn tai nạn ảo thuật xảy ra? Làm thế nào để hạn chế tối đa những rủi ro có thể dẫn đến tai nạn ảo thuật? Đó là những câu hỏi luôn được những người có liên quan đặt ra và giải đáp trước mỗi buổi diễn ảo thuật.
1 – Luyện tập kĩ càng để tránh tai nạn ảo thuật
Việc luyện tập kĩ càng có thể giúp ảo thuật gia tránh được những lỗi sơ sót trong khi diễn. Nhằm để phòng ngừa tai nạn ảo thuật có thể xảy ra, như: bị khán giả phát hiện bí mật và lật tẩy, quên không biết phải làm gì tiếp theo, hay nặng hơn là gây nguy hiểm cho chính bản thân ảo thuật gia và những người phụ tá.
Đối với những màn trình diễn có nguy cơ chết người cao như: cưa người, thoát xích tử thần, bay trên cao, nuốt những vật nguy hiểm như dao lam, kim, kiếm, rắn… thì đòi hỏi công tác chuẩn bị phòng tránh tai nạn ảo thuật càng phải được chú trọng nhiều hơn nữa.
Những màn trình diễn như vậy phải được luyện tập thật kĩ, thật chắc chắn trước khi ảo thuật gia có thể tự tin bước lên sân khấu để thực hiện những trò nguy hiểm đó.
2 – Chuẩn bị kĩ lưỡng để tránh tai nạn ảo thuật
Những màn trình diễn có nguy cơ gây nguy hại cao thường là những trò cần đến nhiều công cụ dụng cụ ảo thuật, và khi tai nạn ảo thuật xảy ra thì phần nhiều luôn có liên quan đến những dụng cụ ảo thuật ấy.
Thế nên việc chuẩn bị kĩ lưỡng cho dụng cụ ảo thuật tất nhiên phải được chú ý đặc biệt. Giống như tài xế xe container không nên lái những xe đã quá hạn sử dụng, ảo thuật gia cũng không nên sử dụng những dụng cụ ảo thuật đã “hết thời”, không đảm bảo được an toàn.
Dụng cụ ảo thuật phải được kiểm tra định kì, sửa chữa và thay thế ngay lập tức nếu không còn đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng hoặc không đảm bảo được hiệu ứng ảo thuật nữa. Đó là một trong những điều quan trọng giúp phòng tránh tai nạn ảo thuật cách hiệu quả.
Sự cố uống nhầm ly axit của Tấn Phát trên sân khấu Vietnam’s Got Talent tối ngày 11 tháng 1
3 – Luôn có “biện pháp sau cùng” để tránh tai nạn ảo thuật
“Biện pháp sau cùng” ý muốn nói đến việc phải có một cách nào đó để bí mật dừng ngay lập tức toàn bộ hệ thống dụng cụ ảo thuật đang hoạt động khi có dấu hiệu nguy hiểm xuất hiện. Trên thực tế những tai nạn ảo thuật đã xảy ra, người ta không thấy có những sự phòng bị như vậy.
Những người phụ tá hoặc bản thân ảo thuật gia cũng phải có cách để thông báo kịp thời cho mọi người khi họ phát hiện hiểm nguy cho mình và người khác. Và khi đó, một đội ngũ nhân viên luôn túc trực sẽ sẵn sàng nhấn nút “biện pháp sau cùng” để can thiệp tuyệt đối vào màn trình diễn, ngăn ngừa hiệu quả tai nạn ảo thuật có thể xảy ra.
Ngoài ra, bản thân ảo thuật gia và những người phụ tá cũng phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác, và luôn thận trọng trong suốt quá trình biểu diễn những trò ảo thuật thú vị nhưng không kém phần nguy hiểm.
và đây là lỗi của người phụ diễn