Tìm hiểu về Ảo Thuật

Ảo thuật được coi là một trong những loại hình nghệ thuật trình diễn lại những hiện tượng biến hoá kỳ ảo, được tạo nên bởi những kỹ xảo tinh tế hoặc đạo cụ đặc biệt, mang lại sự ngạc nhiên cho người xem. Đặc điểm chính của môn ảo thuật là tính phi lí, lạ thường.

Ảo thuật không phải chỉ đơn giản là những thủ thuật – đó là một môn khoa học về việc định hình những gì chúng ta nhìn thấy. Hiện nay, các nhà khoa học đã và đang đào sâu nghiên cứu những vấn đề này. Vậy theo bạn ảo thuật là gì?

Những nghệ sĩ ảo thuật được gọi là ảo thuật gia.
Ảo thuật được phân loại theo một vài tiêu chí. Dựa vào tính chất của trò diễn, có thể phân loại thành ba dạng: ảo thuật đen, ảo thuật trắng và ảo thuật fakir. Cũng có thể phân loại ảo thuật theo đặc điểm của sân khấu: sân khấu vuông, khán giả xem một mặt; sân khấu tròn, khán giả xem ba hoặc bốn mặt; sân khấu thính phòng, các đạo cụ ảo thuật nhỏ thích hợp với số ít khán giả. Ngoài ra còn có cách phân loại theo cỡ đạo cụ, hình dáng đạo cụ, kiểu biến hóa…

Tháng 12 năm 1856, trước tình hình bạo loạn ngày càng gia tăng, Napoleon III đã phái Jean-Eugene Robert-Houdin đến Angiêri. Robert-Houdin không phải là một tướng tài, cũng chẳng phải nhà ngoại giao giỏi thực sự, ông chỉ là một ảo thuật gia được biết đến như là “cha đẻ” của nền ảo thuật hiện đại. Nhiệm vụ của ông là chống lại các thầy tu Hồi Giáo và các thầy phù thuỷ người Angiêri, những người đã “dùng ma thuật” để thuyết phục người dân Angiêri của thánh Allah chống lại những luật lệ của nước Pháp.

Thủ thuật căn bản nhất củà các nhà ảo thuật có thể học được đó là tạo ra ảo giác về sự biến mất của quả bóng. Thủ thuật ấy như sau: anh ta liên tục ném một quả bóng lên không trung rồi bắt lấy nó. Và trong lần ném cuối cùng, quả bóng đột nhiên biến mất. Sự thật là nhà ảo thuật đã diễn kịch trong cú ném cuối cùng bằng cách giấu quả bóng trong tay, trong khi mắt vẫn đang giả vờ chăm chú theo chuyển động đi lên tưởng tượng của quả bóng.

Kĩ năng này rất dễ hiểu, nhưng bản thân hiện tượng này thì không. Nếu làm đúng, thủ thuật này sẽ khiến người xem tưởng rằng quả bóng bay lên trong không trung và biến mất ở đường bay cuối cùng ấy. Như Rensink đã chỉ ra, đó là một thứ gì đó không phải chỉ đơn giản là đánh lạc hướng khán giả – mà đó là một cách giải thích tại sao việc đưa não của chúng ta vào trạng thái ảo giác lại dễ dàng đến thế. Các nhà khoa học tri nhận cũng chưa tìm ra được một lời giải thích nào thấu đáo cho hiện tượng này. Hiện tại, các nhà khoa học tri nhận nghiên cứu về lĩnh vực ảo thuật cũng chỉ dám giới hạn nghiên cứu của mình trong những ảnh hưởng đơn giản và vấn đề cơ bản được đặt ra. Rensink đã phác thảo ra một bảng tuần hoàn các hiệu ứng của sự chú ý bao gồm: những phương pháp để thu hút sự chú ý, phương pháp đánh lạc hướng và phương pháp làm cho người xem không nhìn thấy được những gì đang hiện hữu ngay trước mắt họ.

 

Ông cho rằng bảng phân loại này không chỉ có ích cho các ảo thuật gia. Việc kiểm soát và điều khiển sự chú ý cũng rất cần thiết cho nhiều lĩnh vực khác. Buồng lái của phi công và những biển hiệu trên đường cũng cần được thiết kế chuẩn hơn, các vệ sĩ nên được đào tạo để có tính cảnh giác cao hơn, những đồ thị trên máy vi tính nên được làm cho sinh động hơn, việc giảng dạy cũng nên ít tính bắt buộc hơn. Tuy nhiên, cho dù công trình nghiên cứu này không được thông qua đi chăng nữa thì những nguyên tắc này vẫn có giá trị trong việc nhận biết được những khoảng trắng về những giới hạn trong nhận thức của con người. Cũng giống như những khán giả của Robert Houdin đã từng bị thôi miên và bị làm cho hoảng sợ chỉ vì một thanh nam châm, ngày nay chúng ta cũng dễ dàng bị đánh lừa và thậm chí là cũng có thể rơi vào tình cảnh giống như thế, nếu như chúng ta không có được những hiểu biết này.

Các ảo thuật gia không chỉ cần giỏi về kỹ xảo mà còn cần khéo léo, biết cách hấp dẫn khán giả, kết hợp các yếu tố tâm lý… Điều đó cũng đồng nghĩa là một tiết mục ảo thuật hay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *